Bối cảnh Chiến_tranh_Ukraina–Xô_viết

Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, các dân tộc trong Cộng hòa Nga (trước đây là Đế quốc Nga) yêu cầu quyền tự trị dân tộc từ Petrograd. Vào mùa hè năm 1917, Chính phủ lâm thời Nga đã phê chuẩn chính quyền khu vực đối với một số vùng của Ukraina.

Vào tháng 11 năm 1917, chính phủ Ukraina tố cáo cuộc đảo chính vũ trang của những người Bolshevik chống lại Chính phủ lâm thời, được gọi là Cách mạng Tháng Mười, và tuyên bố sẽ kiên quyết đấu tranh chống lại bất kỳ nỗ lực đảo chính tương tự nào ở Ukraina. Một ủy ban hỗn hợp đặc biệt nhằm bảo vệ cách mạng đã được thành lập để kiểm soát tình hình. Bộ tư lệnh Quân khu Kiev cố gắng ngăn chặn một cuộc đảo chính của phe Bolshevik, dẫn đến đấu tranh trên đường phố và cuối cùng là quân ủng hộ Bolshevik trong thành phố phải đầu hàng. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1917, Hội đồng Trung ương Ukraina ban hành "Lời kêu gọi của Hội đồng Trung ương tới các công dân Ukraina", trong đó họ chấp thuận việc chuyển giao quyền lực nhà nước ở Ukraina cho bản thân.

Vào ngày 16 tháng 11, một phiên họp chung của Hội đồng và ban chấp hành các Xô viết công nhân và binh sĩ địa phương đã công nhận Hội đồng (Rada) Trung ương là chính quyền khu vực tại Ukraina. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1917, Rada tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Ukraina với vị thế là một bộ phận tự trị của Cộng hòa Nga, và lên kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử ngày 9 tháng 1 năm 1918 cho Quốc hội lập hiến Ukraina. Bộ trưởng Bộ Quân sự Symon Petliura bày tỏ ý định thống nhất cả phương diện quân Tây NamRomania vốn trải dài khắp Ukraina thành một phương diện quân Ukraina dưới quyền chỉ huy của Thượng tướng Dmitry Shcherbachev.

Vào ngày 17 tháng 12 năm 1917, những người Bolshevik tại Nga lên kế hoạch thành lập Đại hội Xô viết toàn Ukraina và vào ngày 11–12 tháng 12 năm 1917, họ tiến hành một số cuộc đảo chính trên khắp Ukraina tại Kiev, OdessaVinnytsia, nhưng bị Rada đánh bại. Cơ quan Sovnarkom của Nga Xô viết vốn khởi xướng các cuộc đàm phán hòa bình với Liên minh Trung tâm vào đầu tháng 12, đến ngày 17 cùng tháng thì họ gửi tối hậu thư kéo dài 48 giờ tới Rada yêu cầu cơ quan này dừng "các hành động phản cách mạng" hoặc chuẩn bị cho chiến tranh. Cũng vào ngày 17 tháng 12 năm 1917, Reingold Berzins dẫn quân từ Minsk tiến về hướng Kharkov đến Don. Họ tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang tại một nhà ga đường sắt ở Bakhmach với quân đội Ukraina, vì lực lượng này từ chối cho lực lượng Nga đỏ (ba trung đoàn và một sư đoàn pháo binh) đi qua.

Rada trung ương không chấp nhận các cáo buộc và đưa ra các điều kiện của mình: Công nhận Cộng hòa Nhân dân Ukraina, không can thiệp vào công việc nội bộ của họ và các sự vụ của phương diện quân Ukraina mới được tổ chức, cho phép chuyển binh sĩ Ukraina hoá sang Ukraina, phân chia tài chính đế quốc cũ, sự tham gia của Cộng hòa Nhân dân Ukraina trong các cuộc đàm phán hòa bình chung. Cùng ngày, Đại hội Xô viết toàn Ukraina ở Kiev, sau khi phái đoàn Bolshevik rời đi, đã công nhận quyền lực của chính phủ Ukraina và bác bỏ tối hậu thư của chính phủ Nga Xô viết. Những người Bolshevik ở Kiev đã lên án đại hội đó và lên kế hoạch tổ chức một đại hội khác ở Kharkov. Ngày hôm sau, Sovnarkom ở Moskva quyết định tham chiến. Vladimir Lenin bổ nhiệm Vladimir Antonov-Ovseyenko làm tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh chống lại Kaledin và thế lực Nam Nga, khi ở gần biên giới với Ukraina (BryanskBelgorod) Hồng quân bắt đầu tập hợp.

Những người Bolshevik ở Kiev chạy trốn đến Kharkov đã tham gia Đại hội Xô viết khu vực của Cộng hòa Xô viết Donetsk-Krivoy Rog. Sau đó, họ tuyên bố cuộc họp này là Đại hội Xô viết toàn Ukraina đầu tiên, tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina. Họ gọi Rada Trung ương Ukraina là kẻ thù của nhân dân và tuyên chiến chống lại chế độ này vào ngày 2 tháng 1. Rada sau đó cắt đứt mọi quan hệ với Petrograd vào ngày 22 tháng 1 năm 1918 và tuyên bố độc lập, từ đó bắt đầu Chiến tranh độc lập Ukraina.[2][3] Vào khoảng thời gian này, quân Bolshevik bắt đầu từ Nga xâm chiếm Ukraina.[4] Các đơn vị quân đội Nga từ Kharkov, Moskva, Minsk và Hạm đội Baltic xâm chiếm Ukraina.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Ukraina–Xô_viết http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... http://www.britannica.com/eb/article-30076/Ukraine http://historyua.narod.ru/ http://rg.kiev.ua/page5/article17172/ https://archive.org/details/ukrainehistory00subt_0... http://www.istpravda.com.ua/short/2018/04/18/15232... https://archive.today/20120717071237/http://kuprie... http://kuprienko.info/relations-ukraine-unr-with-s... https://books.google.com/books?id=DMoPXktGwiUC&q=R... http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l...